1. Vắc-xin BCG là gì?

BCG (bacille Calmette-Guerin) được biết đến là một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao (TB). Trong vắc-xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao. Tuy nhiên vi khuẩn này đã được làm yếu đi vì vậy nó không có khả năng gây bệnh và có tác dụng bảo vệ.

Vắc-xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Đối với người lớn không mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây nhưng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng nên được chủng ngừa. Ngoài ra, BCG cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên, loại vắc-xin ngừa lao này chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung.

BCG Vaccine
BCG Vaccine

2. Những đối tượng được chỉ định tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh lao

Vắc-xin ngừa lao BCG giúp phòng và kiểm soát Lao, tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao. BCG được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Nhóm người chưa được tiêm phòng (không có vết sẹo đặc trưng của vắc-xin phòng Lao)
  • Những đối tượng có phản ứng Tuberculin âm tính
  • Bị bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin.

Link liên kết: Bổ sung canxi cho mẹ và bé

3. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng vắc-xin lao BCG

Không sử dụng vắc-xin lao BCG cho các trường hợp sau đây:

  • Những người đã bị nhiễm khuẩn Lao
  • Viêm da có mủ
  • Sốt trên 37,5 độ C
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Suy dinh dưỡng thể nặng
  • Trẻ em bị mắc các bệnh như: viêm tai, mũi, họng, vàng da hoặc viêm phổi.
  • Những người quá mẫn cảm với vắc-xin
  • Những đối tượng có phản ứng Tuberculin trên da dương tính cao
  • Người vừa mới tiêm chủng vắc-xin đậu mùa
  • Những người bị bỏng
  • Người đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Người bị mắc phải các tình trạng: giảm Gammaglobulin trong máu, bệnh bạch cầusuy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, u lympho, nhiễm HIV hoặc bất cứ bệnh nào có đáp ứng miễn dịch bị tổn thương
  • Những người có đáp ứng miễn dịch bị ức chế do điều trị kéo dài bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, ví dụ như thuốc chống ung thư, tia xạ, corticosteroid.

4. Tiêm vắc xin lao thực hiện khi nào là tốt nhất?

Câu trả lời là vắc-xin lao BCG có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên tiêm vắc xin lao trong tháng đầu tiên sau sinh, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất.

Đối với những trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, sau sinh không cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc đặc biệt, không phải nằm phòng theo dõi hay lồng kính, tiêm vắc xin lao có thể được thực hiện ngay trong ngày đầu sau sinh.

Việc tiêm vắc-xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu ớt nên không có đủ khả năng để hoàn toàn tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.

Đối với những trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hoặc chưa được tiêm phòng ở giai đoạn 1 tháng tuổi, sau đó có thể tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Còn các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lao lúc này là không cần thiết.

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?
Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

5. Liều lượng và cách sử dụng

5.1 Đường dùng

Vắc-xin ngừa lao BCG được chỉ định tiêm trong da, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc ở vai trái. Nhân viên y tế cần sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt khi tiêm chủng BCG.

5.2 Liều lượng và cách sử dụng:

  • Trước khi pha tiêm vắc-xin, nhân viên y tế cần phải cẩn thận khi mở ống vắc-xin, tránh thuốc bị bật ra ngoài
  • Khi pha tiêm vắc-xin phải thực hiện vô khuẩn:
    • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: pha 1 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG, sau đó lắc cho đến khi tan đều. Thực hiện tiêm trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,05 mg BCG)
    • Đối với trẻ em trên 1 tuổi: pha 0,5 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG lắc cho đến khi tan đều. Sau đó, thực hiện tiêm trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,1 mg BCG).
  • Sau khi pha, thuốc phải được bảo quản trong điều kiện lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ C trong vòng 6 giờ. Phần vắc-xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ cần phải hủy bỏ.

6. Một số lưu ý khi tiêm chủng vắc-xin lao BCG

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm chủng vắc-xin BCG:

  • Vắc-xin lao BCG được khuyến nghị cho trẻ trong vòng 30 ngày sau khi sinh càng sớm càng tốt
  • Vắc-xin BCG được tiêm 1 liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại và thể tích tiêm là 0,1 ml
  • Tiêm trong da chính xác và cần phải sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt khi tiêm vắc-xin
  • Không tiêm vắc-xin đã quá hạn, bị ẩm hoặc dính.

Link liên kết: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

7. Các tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin lao BCG

Rất hiếm xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng. Hầu hết trẻ em sau khi được tiêm vắc-xin BCG đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thường chỉ bị đỏ, sưng và đau nhẹ tại chỗ tiêm. Ngay sau khi tiêm thường xuất hiện các nốt nhỏ tại vị trí tiêm và nó sẽ biến mất sau khoảng 30 phút.

Sau 2 tuần, một vết loét nhỏ, tuy nhiên, vết thương này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Đây là minh chứng cho thấy trẻ đã có miễn dịch. Ở những người có chức năng miễn dịch kém, tác dụng phụ thường gặp và nặng hơn.

Sau khi tiêm vắc-xin lao BCG có thể đem lại một số tác dụng phụ khác, bao gồm:

  • Sốt nhẹ nổi hạch hoặc áp xe tại chỗ: hạch có thể xuất hiện ở nách hoặc khuỷu tay. Hiện tượng nổi áp xe thường xảy ra do bơm kim tiêm chưa được vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, điển hình là tiêm dưới da thay vì tiêm trong da. Các triệu chứng này thường xuất hiện 24 giờ sau khi tiêm và sẽ biến mất trong vòng 1 – 3 ngày mà không cần phải nhờ đến sự can thiệp của điều trị
  • Các phản ứng hiếm gặp (chỉ có 1/1.000.000 trường hợp mắc phải): nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2 – 6 tháng sau khi tiêm BCG).
Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao
Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao

8. Chăm sóc sau khi tiêm chủng vắc – xin lao BCG

Sau khi tiêm chủng vắc – xin lao BCG, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Vị trí được tiêm cần phải giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng
  • Chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch vết tiêm khi cần thiết
  • Tuyệt đối không được sử dụng chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi
  • Không được dùng băng dán vết thương trực tiếp lên vị trí vết tiêm chủng. Trong trường hợp cần phải băng bó thì nên sử dụng băng khô với băng dính dán dọc hai bên, cho phép không khí được lưu thông.

9. Tiêm phòng lao cho trẻ ở đâu?

Hiện tại vắc xin tiêm phòng lao (BCG) có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tổ chức tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra, người dân có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám gần nhất hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng và an toàn. Một số địa chỉ uy tín hàng đầu tại Việt Nam:

Bài viết liên quan

sản phẩm được yêu thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *