1. Vai trò của vắc – xin phòng dại

Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân mắc bệnh dại, nếu không may nhiễm virus gây bệnh dại, người bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Người bệnh dại sẽ bị viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống do virus dại gây nên. Đường lây truyền bệnh dại phổ biến nhất là thông qua các vết thương hoặc vết cắn do động vật bị dại gây ra.

Tại Việt Nam, bệnh dại có thể xuất hiện ở bất kỳ địa phương nào, đặc biệt là các tỉnh miền núi, tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi năm. Nguồn gây bệnh chính là chó dại cắn.

Dự phòng và điều trị dự phòng bệnh dại là phương pháp duy nhất giúp giảm thiểu số lượng người chết do mắc bệnh dại. Tiêm vắc – xin dại trước và sau phơi nhiễm giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus dại. Người bệnh cần nhớ tiêm đủ số mũi theo đúng quy định để tạo được đáp ứng miễn dịch hoàn chỉnh.

Virus gây bệnh dại khiến người bệnh tử vong
Virus gây bệnh dại khiến người bệnh tử vong
 

2. Vắc-xin phòng dại hiện đại có ưu điểm gì?

Vắc-xin phòng dại có hai nhóm chính gồm:

  • Vắc-xin dại có nguồn gốc từ mô tự nhiên
  • Vắc-xin dại có nguồn gốc từ phôi trứng

Vắc-xin phòng dại là loại có thể dùng theo đường tiêm bắp hoặc đường tiêm trong da, có tính an toàn, hiệu quả cao. Mặc dù được sản xuất từ các nguồn gốc khác nhau nhưng các loại vắc-xin phòng dại đều có chung ưu điểm như:

  • Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin phòng dại cao hơn hẳn so với các thế hệ vắc-xin trước. Miễn dịch của cơ thể trước virus dại được tạo ra và duy trì trong khoảng thời gian lâu hơn.
  • Các loại vắc-xin phòng dại được sản xuất dưới dạng bột đông khô nên kéo dài được thời gian sử dụng lâu hơn các loại khác mà vẫn đảm bảo chất lượng ổn định.
  • Dung môi để hòa tan thuốc được đóng gói đi kèm với vắc-xin và bơm tiêm dùng 1 lần.
  • Vắc-xin dại hiện đại được phép dùng để dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm cho những nhóm người có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, nhân viên làm trong các phòng xét nghiệm thường xuyên tiếp xúc với virus dại, người làm nghề giết mổ động vật, trẻ em thích chơi đùa cùng chó, …
  • Vắc-xin phòng dại hiện đại cũng có khả năng điều trị dự phòng sau khi bị động vật cắn.
  • Với những người đã dự phòng trước phơi nhiễm hoặc điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm bằng vắc-xin phòng dại hiện đại, cơ thể đã tạo ra các đáp ứng miễn dịch thông qua các tế bào lympho nhớ. Nhờ đó, khi được tiêm vắc-xin dại nhắc lại, phản ứng miễn dịch xuất hiện nhanh hơn và mạnh hơn.
  • Vắc-xin phòng dại hiện đại sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Link liên kết: Bổ sung canxi cho mẹ và bé

3. Những điểm cần lưu ý khi tiêm vắc-xin dại

Khi tiêm vắc-xin dại để dự phòng hoặc điều trị dự phòng trước và sau khi phơi nhiễm cần lưu ý những việc sau:

  • Không tiêm vắc-xin dại vào vùng mông vì đây là khu vực có nhiều mô mỡ, hạn chế khả năng hấp phụ vắc-xin vào bên trong cơ thể.
  • Lựa chọn cùng một loại vắc-xin phòng dại để tiêm đủ 3 mũi cho một đợt dự phòng hoặc điều trị dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm. Không khuyến khích đổi sang loại vắc-xin khác cho những mũi tiêm sau, trừ trường hợp trì hoãn lịch tiêm phòng vắc-xin do thiếu hụt vắc-xin phòng dại tại các cơ sở y tế.
  • Vắc-xin dại có nguồn gốc từ tế bào phôi gà và tế bào vero tinh khiết được phép sử dụng theo đường tiêm trong da.
  • Tiêm trong da thay thế tiêm bắp giúp làm tăng khả năng tiếp cận cho người dân và giảm chi phí khi tiêm phòng dại bằng vắc-xin.
  • Một số trường hợp không nên tiêm trong da như bệnh nhân đang sử dụng các nhóm thuốc điều trị sốt rét vì tạo đáp ứng miễn dịch không hiệu quả. Ở những trường hợp này, liều tiêm vắc-xin phòng dại nên được sử dụng theo đường tiêm bắp.

4. Vaccine phòng bệnh dại

Cục Quản lý Dược cho biết: Hiện tại có 5 vắc xin phòng dại được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu), bao gồm:

  • Verorab (sản xuất tại Pháp).
  • Abhayrab (Ấn Độ).
  • Indirab (Ấn Độ)
  • Rabipur ( Ấn Độ).
  • Speeda.

4.1. Vắc xin dại Verorab

Vắc xin Verorab
Vắc xin Verorab

Nhà sản xuất: Sanofi Pasteur, Pháp.

Chỉ định

Trước phơi nhiễm:

  • Verorab được chỉ định dự phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại. Những đối tượng này nên làm huyết thanh chẩn đoán sau mỗi 6 tháng. Nếu nồng độ kháng thể dưới 0.5 UI/ml thì phải tiêm nhắc lại.
  • Những đối tượng sau nên tiêm phòng dại vì có nguy cơ nhiễm virus dại: Bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ, người nghiên cứu về hang động, người làm nghề nhồi bông thú.
  • Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh trên súc vật.

Sau phơi nhiễm:

  • Ngay khi xác định hoặc có nghi ngờ phơi nhiễm nên tiến hành tiêm vắc xin ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Việc tiêm vắc xin dại phải được thực hiện ở các Trung tâm điều trị bệnh dại. Việc điều trị phải dựa trên tình trạng con vật và loại vết thương.

Đường dùng, Liều dùng

  • Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.
  • Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp)

Tác dụng không mong muốn có thể gặp sau khi tiêm

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
  • Phản ứng toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi, run rẩy, có thể sốt. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.
  • Hiếm khi có sốc phản vệ.

4.2. Vắc xin dại Abhayrab

Vắc xin Abhayrab
Vắc xin Abhayrab

Nhà sản xuất: Công ty Human Biological Institute, Ấn Độ.

Vắc xin Abhayrab là vắc xin phòng dại tế bào vero tinh chế, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Chỉ định:

  • Abhayrab giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại cho cả người lớn và trẻ em, để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại).
  • Bệnh dại là bệnh gây chết người, vì vậy vắc xin không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.
  • Ngoài ra khuyến khích tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab cho các đối tượng có nguy cơ cao như: Bác sỹ thú y; nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm; người làm việc trong rừng, sở thú; Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như thợ thịt, thợ săn; Người có nhiều vật nuôi như chó mèo trong nhà…

Đường dùng:

  • Abhayrab được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay. Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Không được tiêm vào vùng mông.
  • Trong một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da. Tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Tác dụng không mong muốn:

Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên các tác dụng phụ thường nhẹ. Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Tại vị trí tiêm: Đau, ngứa chỗ tiêm.
  • Toàn thân thường ít gặp: sốt, chóng mặt, đau đầu…
  • Hiếm gặp: mày đay, sốc phản vệ.

Link liên kết: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

4.3. Vắc xin dại Indirab

Vắc xin dại Indirab
Vắc xin dại Indirab

Nhà sản xuất: Công ty Bharat Biotech International Limited, Ấn Độ.

Là vắc xin dại bất hoạt tinh chế trên tế bào Vero được chỉ định dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm dại cho người ở tất cả các lứa tuổi.

Thành phần lọ vắc xin đông khô Indirab
Thành phần lọ vắc xin đông khô Indirab

4.4. Vắc xin dại Rabipur

Vắc xin dại Rabipur
Vắc xin dại Rabipur

Nhà sản xuất: Công ty Chiron Behring Vaccines Pvt. Ltd., Ấn Độ.

Tên generic: Vắc xin dại PCEC

Rabipur (vắc xin dại tế bào tinh chế từ phôi gà), vắc xin dại dùng cho người, là vắc xin đông khô vô khuẩn thu được bằng việc nuôi virus chủng Flury LEP đã bất hoạt trong môi trường nguyên bào sợi gà nguyên bản. Vắc xin đông khô đáp ứng các yêu cầu của WHO về an toàn và có hiệu lực.

Rabipur dùng theo đường tiêm bắp, vắc xin không chứa pyrogen cũng như tá dược và chất bảo quản.

4.5. Vắc xin dại Speeda

Vắc xin dại Speeda
Vắc xin dại Speeda

Nhà sản xuất: Liaoning Chengda Biotechnology, Trung Quốc

Vắc-xin này hiện vẫn đang được tiếp tục được sản xuất và cung ứng ra thị trường các nước trong đó có Việt Nam.

Hơn nữa, đây không phải là vắc-xin trong vụ bê bối tại Trung Quốc thời gian trước các cơ quan đại chúng đưa tin, nên người bệnh có thể yên tâm khi được điều trị.

5. Phác đồ tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại theo khuyến cáo của WHO

5.1. Dự phòng trước phơi nhiễm

Là phác đồ tiêm trước khi người được tiêm chủng bị súc vật cắn. Bao gồm 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da:

  • Phác đồ tiêm bắp: Một liều 0.5ml tiêm bắp theo lịch ngày 0,7 và 21 hoặc 28.
  • Phác đồ tiêm trong da: Một liều tiêm trong da 0,1ml được tiêm vào các ngày 0,7 và 21 hoặc 28.

Tiêm bắp hoặc tiêm trong da, 1 liều mỗi lần đến vào các ngày 0, ngày 7, và ngày 21 hoặc 28. Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm. Sau phác đồ 3 liều, để bảo vệ cơ thể tốt nhất cần nhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm và mỗi 5 năm/1 lần.

Khi tiêm phòng trước phơi nhiễm bằng phác đồ tiêm trong da nên huy động đủ số người tiêm để các lọ vắc-xin đã được mở có thể được sử dụng hết trong vòng 6 giờ kể từ khi mở lọ, 3 liều/3 lần đến tiêm nhằm tiết kiệm chi phí và nâng tỉ lệ người được bảo vệ trong những trường hợp vắc-xin khan hiếm.

5.2. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP): 3 loại phác đồ tiêm được khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO):

  • Phác đồ tiêm bắp 5 liều và 4 liều (Phác đồ “Essen”)

Một liều mỗi ngày vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Tiêm vào vùng trên cánh tay (vùng cơ delta) hoặc, ở trẻ nhỏ thì tiêm vào vùng mặt trước đùi. Không được tiêm vắc-xin ở vùng mông vì việc hấp thu vắc-xin ở vùng này không đảm bảo.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Atlanta, Mỹ khuyến cáo phác đồ tiêm giảm liều (4 liều tiêm bắp) dựa trên nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm 4 liều vắc-xin kết hợp với huyết thanh kháng dại tạo ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ và việc tiêm mũi vắc-xin thứ 5 cũng không có nhiều ưu điểm hơn so với 4 mũi.

Không được tiêm vắc xin ở vùng mông
Không được tiêm vắc xin dại ở vùng mông

Phác đồ Essen đầy đủ (5 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

  • Tiêm bắp mỗi liều vào mỗi ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14 và ngày 28.
  • Tiêm bắp mỗi liều vào các ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 14.

Phác đồ Essen giảm liều (4 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

  • Tiêm bắp mỗi liều vào các ngày ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 14.

Nên điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với phác đồ 5 mũi tiêm bắp cho những người bị ức chế hoặc thiếu hụt miễn dịch.

Mũi đầu tiên (ngày 0) của phác đồ cần tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm, có thể không phải là ngày bị cắn.

  • Phác đồ tiêm bắp nhiều vị trí rút ngắn thời gian (phác đồ Zagreb), 4 liều/3 lần tiêm, phác đồ (2-1-1)

1 liều tiêm bắp vào bên cánh tay phải và 1 liều tiêm vào cánh tay trái (vùng cơ delta) vào ngày 0 sau đó 1 liều tiêm bắp tiếp vào cánh tay (vùng cơ delta) vào ngày 7 và 21.

Phác đồ tiêm này giảm 1 liều vắc-xin và 2 lần đến tiêm.

  • Phác đồ tiêm trong da (ID) nhiều vị trí của Hội chữ thập đỏ Thái Lan (TRC). Tiêm trong da 2 vị trí (2-2-2-0-2)

Mỗi liều (0,1 ml) tiêm vào trong da vào 2 cánh tay phía trên cơ delta vào ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28.

Tham khảo liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại sẽ giúp khách hàng hiểu qua về hiệu quả cũng như liều tiêm của vắc-xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên, đến thăm khám trực tiếp để được bác sỹ trực tiếp tư vấn, hỗ cho từng trường hợp cụ thể là vô cùng quan trọng.

Tại Việt Nam, là nước vẫn có nguy cơ bệnh dại cao nên ngoài xử trí vết thương sau khi bị súc vật cắn thì phác đồ vắc-xin sử dụng chính để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là phác đồ 5 mũi vắc-xin phòng dại (nếu khách hàng chưa được tiêm phòng trước phơi nhiễm), tiêm vào ngày 0,3,7,14,28 (với 0 là ngày đầu tiên tiêm vắc-xin, tiêm càng sớm sau khi bị súc vật cắn càng tốt).

Ngoài ra, tùy theo phân độ vết thương, cần phối hợp tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng uốn ván để cơ thể được bảo vệ tốt nhất.

Nếu khách hàng đã được tiêm dự phòng trước phơi nhiễm, sau khi bị súc vật cắn sẽ không cần tiêm huyết thanh kháng dại và chỉ cần tiêm vắc-xin phòng dại 2 liều vào ngày 0 và ngày 3 đã có thể bảo vệ cơ thể với virus dại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

SẢN PHẨM ĐƯỢC YÊU THÍCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *