Nguyên nhân bệnh Ung thư gan
-
Xơ gan: Ung thư gan hay gặp trên nền gan xơ, chiếm tỷ lệ đến 80%. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan gây ung thư hóa bao gồm xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C dẫn đến ung thư tế bào gan sau 20 – 40 năm, xơ gan do nhiễm sắt. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa có xơ gan vẫn bị ung thư gan.
-
Dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể là nguyên nhân ung thư gan. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài tạo nên Adenoma (u tuyến) trong gan dễ tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.
-
Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus có mặt trong các loại thực phẩm như lạc, đỗ bị mốc cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư gan.
Triệu chứng bệnh Ung thư gan
Bệnh nhân có thể phát hiện tình cờ bệnh ung thư gan mặc dù không có triệu chứng lâm sàng trong những đợt theo dõi định kì 3 – 6 tháng Có triệu chứng ung thư gan:
Triệu chứng cơ năng
-
Vàng da (jaundice): là triệu chứng thường gặp nhất, thường bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối).
-
Vàng mắt: biểu hiện ở củng mạc mắt có màu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với vàng da.
-
Ngứa (pruritus): thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.
-
Gầy sút cân: khoảng 30-50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) do không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.
-
Đau bụng vùng gan: giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ ràng. Khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.
Triệu chứng thực thể
-
Gan to, có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25% các trường hợp.
-
Khối khu trú: ít khi sờ thấy khối khu trú vùng gan
Đường lây truyền bệnh Ung thư gan
Vì nhiễm virus viêm gan B, C có thể gây ung thư gan nên cần chú ý các đường lây truyền tiếp xúc trực tiếp với máu và quan hệ tình dục có thể lây truyền virus viêm gan. Còn bản thân bệnh ung thư gan không lây truyền.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư gan
Những người có biểu hiện xơ gan, nghiện rượu nhiều năm, nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C cần phải khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư gan nhằm điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh Ung thư gan
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam. “Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,….
Ngoài ra tiêm đầy đủ vacxin phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, thăm chụp cắt lớp, sinh thiết gan… để đưa ra kết luận chính xác.” – ThS.BS Phạm Tuấn Anh khuyến cáo.
Link liên kết: Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư gan
Bệnh sử cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của người bệnh đã từng nhiễm virus viêm gan B, C hay cả hai? Tình trạng sử dụng rượu, bia? Đã từng tiếp xúc với độc tố hay hóa chất ?
Chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan nguyên phát có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau (Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát của Bộ Y tế)
-
Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là ung thư tế bào gan nguyên phát.
-
Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI có cản từ + AFP > 400 ng/ml
-
Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có cản từ + AFP tăng cao hơn bình thường ( nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Có thể làm sinh thiết gan nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết
-
Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn trên đều phải làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định
-
Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng: khối u tăng quang trên thì động mạch gan và thoát thuốc trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm hoặc khối u giảm quang trên thì chưa tiêm cản quang và tăng quang trên thì động mạch gan.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư gan
Một số phương thức điều trị ung thư gan được áp dụng bao gồm:
-
Ghép gan
-
RFA radiofrequency ablation: Phá u bằng sóng cao tần, bản chất là sóng radio dòng điện xoay chiều là tăng ma sát giữa các ion của mô u. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.
-
Microwave ablation: Đốt u gan bằng vi sóng
-
Percutaneous ethanol or acetic acid ablation: Tiêm cồn hoặc acid acetic vào khối u qua da
-
TACE (Transarterial chemoembolization): Nút hóa chất động mạch khác TOCE ( Transarterial oil chemoembolization) Nút mạch hóa dầu.
-
Radioembolization: Nút mạch u gan bằng hạt phóng xạ
-
Cryoablation: Nhiệt động là phương pháp sử dụng nhiệt lạnh như CO2, Argon, Helium tạo nhiệt độ -100 độ C để tiêu diệt khối u.
-
Xạ trị ( Radiation therapy), xạ phẫu ( stereotactic radiotherapy)
-
Hóa chất toàn thân và sinh học phân tử điều trị đích
bài viết liên quan
sản phẩm được yêu thích
Tiểu đường - mỡ máu
Tiểu đường - mỡ máu