Tổng quan bệnh Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường gây chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Ở mức độ nặng hơn suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp và tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật cho trẻ. Đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng dựa vào các chỉ số:
-
Cân nặng theo tuổi
-
Chiều cao theo tuổi
-
Cân nặng theo chiều cao
Suy dinh dưỡng ở người lớn thường phổ biến ở người cao tuổi, hoặc người trưởng thành có các nguyên nhân làm hạn chế cung cấp thức ăn cho cơ thể như bị bệnh mãn tính, mắc chứng biếng ăn. Người lớn bị suy dinh dưỡng sẽ gây ra các biến chứng: hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các bệnh lý lây nhiễm; hạn chế vận động, dễ té ngã; cần người chăm sóc.
Link liên kết: DRAMIL PEDIA – Đặc trị cho trẻ biếng ăn trên 1 tuổi
Nguyên nhân bệnh Suy dinh dưỡng
Nguyên nhân suy dinh dưỡng hầu hết xuất phát từ ngoại cảnh như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Suy dinh dưỡng thường là hậu quả của các vấn đề sau:
-
Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng của các dưỡng chất: Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở các nước nghèo.
-
Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn mặc dù được cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ói mửa hay đi chảy kéo dài làm mất chất dinh dưỡng. Bệnh lý viêm loét đại tràng, bệnh Crohn làm giảm khả năng dung nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào. Bệnh nhân viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý gan mật thường đối mặt với chứng khó tiêu, làm người bệnh chán ăn, lâu dần cũng gây nên suy dinh dưỡng. Các bệnh lý nhiễm trùng tại đường tiêu hóa, hoặc việc phải sử dụng nhóm thuốc kháng sinh làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng làm giảm khả năng hấp thu.
-
Vấn đề sức khỏe tâm thần: nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em. Khi bi gia đình ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức ăn, dần dần sẽ dẫn tới bệnh chán ăn và gây ra suy dinh dưỡng.
-
Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quan niệm cho trẻ bú sữa công thức tốt hơn sữa mẹ là không đúng đắn. Những người mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Link liên kết: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.
Triệu chứng bệnh Suy dinh dưỡng
Triệu chứng suy dinh dưỡng ở người lớn
- Mất chất béo (mô mỡ);
- Thở khó khăn, nguy cơ cao mắc suy hô hấp;
- Phiền muộn;
- Nguy cơ cao xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật;
- Nguy cơ cao bị giảm thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể giảm bất thường;
- Giảm một số loại tế bào máu trắng. Do đó, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng;
- Nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh;
- Lâu lành các vết thương;
- Lâu phục hồi do nhiễm trùng và các bệnh khác;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Gặp vấn đề về khả năng sinh sản;
- Giảm khối lượng cơ bắp, mô;
- Mệt mỏi, cáu gắt, hoặc thờ ơ.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn:
- Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, xanh xao, lạnh;
- Do mất chất béo, khuôn mặt trở nên xanh xao, má trông rỗng và mắt trũng;
- Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng;
- Đôi khi, suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất phản xạ (sững sờ);
- Nếu thiếu hụt calo lâu dài, có thể gây suy tim, gan và hô hấp;
- Thời gian đói gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần (hầu như không tiêu thụ calo).
Triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Để đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng một cách toàn diện, cần theo dõi các chỉ số sau:
-
Cân nặng theo tuổi.
-
Chiều cao theo tuổi.
-
Cân nặng theo chiều cao.
Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em khác nhau theo từng mức độ và từng thể suy dinh dưỡng. Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể gầy còm.
-
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD
-
Suy dinh dưỡng thể thấp còi: khi chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, biểu hiện thấp còi trên lâm sàng là hậu quả của một quá trình suy dinh dưỡng kéo dài trong những năm đầu đời, có khi bắt đầu sớm từ tình trạng suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ.
-
Suy dinh dưỡng thể gầy còm: khi cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Lúc này, cơ và mỡ bị teo đi nhiều. Đây là thể suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.
Có một cách khác để phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em là dựa vào hình thái, chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.
-
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiokor): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng. Nhìn bên ngoài, trẻ có vẻ mặt tròn trịa đầy đặn nhưng tay chân khẳng khiu, teo nhỏ, trương lực cơ giảm. Trẻ có các triệu chứng như phù, rối loạn sắc tố da với những đốm màu đỏ sẫm hoặc đen và các biến chứng như thiếu máu kéo dài, còi xương, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà. Trẻ hay quấy khóc, tóc thưa dễ rụng, móng tay dễ gãy, nôn trớ, ỉa chảy cũng có thể là những biểu hiện của bệnh. Bố mẹ nếu thiếu hiểu biết có thể rất dễ bỏ qua khiến việc điều trị cho trẻ bị chậm trễ. Suy dinh dưỡng thể phù điều trị khó và tỷ lệ tỷ vong khá cao. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể phù là do trẻ thiếu cung cấp protid, có thể kèm theo thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin và các muối khoáng
-
Suy dinh dưỡng thể teo đét (Maramus): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng, do trẻ không được cung cấp đủ năng lượng. Trẻ rất gầy, trông như da bạo xương, vẻ mặt già cỗi, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da và thường xuyên gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ chán ăn, ủ rũ, kém linh hoạt. Suy dinh dưỡng thể teo đét tiên lượng tốt hơn thể phù vì tổn thương các cơ quan ít hơn.
-
Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Là sự phối hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù. Do trẻ không được cung cấp đủ protid và năng lượng.
Đối tượng nguy cơ bệnh Suy dinh dưỡng
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh suy dinh dưỡng bao gồm:
-
Người nghèo, có thu nhập thấp
-
Người cao tuổi
-
Người mắc nhiều bệnh lý cùng một lúc, hoặc mắc các bệnh lý nặng phải nằm viện lâu
-
Người nghiện rượu do rượu gây viêm dạ dày và viêm tụy, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu làm giảm cảm giác đói, người nghiện rượu luôn cảm thấy no nên không ăn uống đầy đủ.
Phòng ngừa bệnh Suy dinh dưỡng
Có nhiều cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng hiệu quả:
-
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất hai năm. Chỉ cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ không giải quyết nhanh chóng được.
-
Hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú đúng cách.
-
Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng
-
Tăng cường các hoạt động thể chất thường xuyên để kích thích sự thèm ăn
-
Điều trị triệt để các bệnh lý tại đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân.
-
Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được tư vấn và chữa trị các chứng rối loạn ăn uống và các rối loạn tâm thần khác có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.
-
Thêm các bữa nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính
-
Không lạm dùng kháng sinh trong việc điều trị bệnh
-
Thường xuyên theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ
-
Có biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân.
-
Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy dinh dưỡng
Bác sĩ chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số nhân trắc học.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chẩn đoán dựa vào các chỉ số: Cân nặng theo tuổi, Chiều cao theo tuổi, Cân nặng theo chiều cao.
Suy dinh dưỡng ở người lớn được chẩn đoán dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Theo thang điểm phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 2000:
- BMI: 17 – <18,5 là gầy độ 1
- BMI: 16 – 16,99 là gầy độ 2
- BMI: <16 là gầy độ 3
Các biện pháp điều trị bệnh Suy dinh dưỡng
Điều trị suy dinh dưỡng bao gồm điều trị triệu chứng và giải quyết nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị và chăm sóc toàn diện với mục tiêu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân và phục hồi sức khỏe.
-
Chế độ ăn uống: bệnh nhân sẽ nhận được các lời khuyên về một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Một chế độ ăn đúng phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đầy đủ các nhóm chất bao gồm protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. Nếu không bổ sung được bằng cách ăn uống thông thường có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống.
-
Lên kế hoạch chăm sóc: kế hoạch được lập ra với các mục tiêu và cách thức thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc không thể ăn nhai bằng đường miệng sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt hơn. Nuôi ăn bằng ống sonde dạ dày được đặt qua miệng hoặc mũi và nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch là hai cách hỗ trợ ăn uống nhân tạo đang được sử dụng.
-
Theo dõi, đánh giá: người bệnh cần được giám sát thường xuyên, kiểm tra cân nặng và các chỉ số nhân trắc học để đánh giá hiệu quả điều trị. Nhờ đó, giúp xác định được thời điểm phù hợp chuyển từ hỗ trợ ăn uống nhân tạo sang ăn uống bình thường, giúp giảm gánh nặng chăm sóc các bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng.
bài viết liên quan
sản phẩm được yêu thích
Cơ - Xương - Khớp
Joint Samin – Viên uống hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp – Lọ 50 viên
Hỗ trợ sinh sản
Calina Mama – Viên Uống Bổ Sung Vitamin, DHA, EPA, Sắt & Nguyên Tố Vi Lượng Cho Bà Bầu
Sản phẩm dưỡng thể
Kem Dưỡng Ẩm Vaseline – Kem Chống Nẻ Chính Hãng Của Pháp EIiffel