I. Viêm xoang: Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh cần biết
Viêm xoang là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện nay, theo trang suckhoedoisong.vn đưa tin, viêm xoang chiếm khoảng 25-30% tổng số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng.
Hiểu một cách đơn giản, viêm xoang là tình trạng bị sưng viêm, nhiễm trùng các hốc xung quanh vùng cánh mũi, ứ đọng các dịch nhầy và lâu ngày gây tổn thương các niêm mạc lót của xoang. Hiện nay, viêm xoang được chia thành 5 loại phổ biến bao gồm:
1. Những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xoang ở cả người lớn và trẻ nhỏ, một số thủ phạm chính dẫn tới bệnh viêm xoang bao gồm:
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn, tiếp xúc với khói thuốc lá… đều có thể trở thành tác nhân gây viêm xoang.
- Dị ứng: Cơ thể khi bị dị ứng với thức ăn, dị ứng thời tiết, hóa chất độc hại… khiến niêm mạc mũi bị sưng, phù nề dẫn tới tình trạng bít lỗ thông xoang, gây tắc, nhiễm trùng và viêm xoang.
- Hệ miễn dịch kém: Khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể kém, các vi khuẩn rất dễ tấn công, gây suy yếu niêm mạc đường hô hấp và rối loạn hệ thần kinh thực vật… dẫn tới viêm xoang.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Không vệ sinh cá nhân thường xuyên, không rửa sạch tay trước khi ăn uống… vi khuẩn sẽ có điều kiện để tấn công vào mũi, gây viêm mũi và viêm xoang.
Ngoài ra, viêm xoang cũng xuất hiện khi người bệnh mắc bệnh sởi, sâu răng, nhiễm trùng hàm trên…
2. Dấu hiệu bệnh viêm xoang cần cảnh giác
Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường bắt đầu bằng việc người bệnh có thể hắt hơi, sổ mũi như một nhiễm cúm thông thường. Sau đó thường xuất hiện hai triệu chứng là nghẹt mũi và chảy nước mũi, dịch tiết ở nước mũi có thể trong hoặc màu vàng xanh. Triệu chứng của bệnh viêm xoang nặng là người bệnh có thể sốt, ho, nặng mặt, đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má, giảm khả năng cảm nhận mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
- Đau nhức: Tùy vào vị trí xoang bị viêm mà triệu chứng đau nhức sẽ khác nhau, cụ thể:
- Xoang trán: Đau nhức vùng giữa 2 lông mày, thường cố định theo giờ giấc (phổ biến nhất là lúc 10h sáng).
- Xoang sàng: Đau nhức khu vực giữa 2 mắt.
- Xoang bướm: Nhức sâu bên trong và vùng gáy.
- Xoang hàm: Đau nhức vùng má.
- Viêm đa xoang: Đau nhức tại nhiều vùng, không cố định vị trí.
- Chảy nước mũi: Bệnh nhân viêm xoang thường chảy dịch qua đường mũi với trường hợp viêm xoang trước và chảy vào cổ họng khi bị viêm xoang sau.
- Nghẹt mũi, điếc mũi: Người bị viêm xoang thì mũi có thể bị nghẹt một bên hoặc nặng hơn có thể là cả 2 bên mũi. Người bệnh cũng sẽ bị điếc mũi, không ngửi được mùi vị.
II. Viêm xoang có nguy hiểm không? Có xử lý được không?
Tại sao bệnh viêm xoang khó chữa? Khi bệnh viêm xoang cấp tính không được điều trị triệt để sẽ trở thành viêm xoang mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Và các yếu tố dị ứng nếu vẫn tồn tại trong môi trường sống của người bệnh thì bệnh lý viêm xoang cũng rất khó kiểm soát.
Rất nhiều người bệnh có thắc mắc không biết viêm xoang có nguy hiểm không? Viêm xoang thể mãn tính, tuy không phải là bệnh gây tử vong nhanh nhưng có thể gây nên hàng loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Việc thăm khám sớm và xử trí kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng khôn lường của bệnh.
1. Biến chứng của bệnh viêm xoang
Biến chứng của viêm xoang được phân chia theo 3 nhóm gồm:
- Biến chứng đường thở.
- Biến chứng ở mắt.
- Biến chứng nội sọ hay biến chứng ở não.
Theo đó, viêm xoang có thể gây ra các biến chứng sau đây:
Viêm họng
Người bệnh thường bị đau rát họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra, các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực…Những biến chứng này thường khiến người bệnh nhầm tưởng với bệnh đau dạ dày.
Viêm phế quản mạn tính
Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang hàm và xoang sàng. Bệnh nhân sẽ không nhức đầu, không nghẹt mũi nhưng bị ho, khạc ra đờm, đôi khi khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon.
Những triệu chứng này giống với bệnh lao nhưng khi xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test,…đều không có biểu hiện của bệnh lao. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa.
Viêm thanh quản
Biến chứng viêm thanh quản thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đa xoang, nhất là viêm xoang sau mạn tính. Các triệu chứng thường gặp là ho, khàn tiếng,…
Biến chứng ở mắt
Những biến chứng ở mắt thường rất dễ xảy ra, do phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía trên là xoang trán, phía trong là xoang sàng và xoang bướm. Biến chứng ở mắt xảy ra chủ yếu do viêm xoang sàng, một số ít là viêm xoang hàm và xoang trán. Những biến chứng ở mắt có thể gặp là:
- Viêm mô liên kết hốc mắt: Thường gặp ở người bệnh viêm xoang cấp tính. Người bệnh sẽ đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu, mi mắt sưng phù. Viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương.
- Viêm dây thần kinh thị giác: Bệnh nhân đột nhiên bị giảm thị lực, khi khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân.
- Áp xe mi mắt: Thường do viêm xoang trán hoặc xoang sàng gây áp xe mi trên hay viêm xoang hàm gây apxe mi dưới. Mí mắt thường sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết.
- Áp xe túi lệ: Biến chứng này thường gặp ở người bệnh viêm xoang cấp. Biểu hiện là góc trong mắt sưng nề, đỏ lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc. Người bệnh thường bị sốt, nhức mắt, khi mủ vỡ ra thì có thể hết nhức và tạo ra lỗ dò mạn tính về sau.
Viêm màng não
Có thể do viêm xoang cấp hay đợt cấp của viêm xoang mạn, thường xảy ra ở bệnh nhân viêm xoang sàng, trán, đặc biệt là sau những chấn thương xoang. Viêm màng não xuất hiện đột ngột với các triệu chứng rõ rệt như sốt cao, nhức đầu dữ dội, nôn nhiều hoặc mê sảng.
Áp xe não
Các xoang trán, xoang sàng có liên quan chặt chẽ với hố não trước nên viêm các này có thể làm hình thành ổ mủ trong não.
Viêm tắc tĩnh mạch hang
Có thể do viêm xoang bướm hay viêm tấy ổ mắt gây ra. Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách ồ ạt như sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Bệnh thường lan nhanh ra 2 bên mắt.
Biến chứng xương
Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh xuất hiện ở xương trán và lan rộng dần ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh,…Bệnh nhân đau nhức ở xương trán, sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp xe.
Nhìn chung, viêm xoang không chỉ đơn thuần là những cảm giác khó chịu, đau nhức xoang mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, mắt, não, xương, sọ,…Để phòng tránh những biến chứng viêm xoang nguy hiểm này, tốt nhất người bệnh viêm xoang cần tích cực trong công tác thăm khám cũng như điều trị viêm xoang đúng cách.
2. Các phương pháp xử lý bệnh viêm xoang
Viêm xoang cấp tính
Khi bị viêm xoang cấp tính phải kịp thời điều trị hợp lý. Nguyên tắc trị liệu là cải thiện sự thông khí và dẫn lưu ở xoang và mũi, chống nhiễm trùng. Nghỉ ngơi hợp lí, tránh hỉ khi mũi đang nghẹt.
Dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân . Nhỏ thuốc co mạch mũi để thông mũi, tạo điều kiện khôi phục lại sự lưu thông khí và dẫn lưu dịch tiết giữa xoang và mũi. Sau thời kỳ cấp tính, nếu xoang hàm vẫn còn chứa nhiều mủ do không tự dẫn lưu ra được thì nên thông rửa xoang (vì sức căng trên bề mặt của mức dịch ở các phía sẽ làm vô hiệu hóa sự vận chuyển của phức hệ màng nhầy- lông chuyển, cho nên cần phải can thiệp thông rửa xoang).
Tóm lại, khi bị viêm xoang cấp tính, phải kịp thời điều trị hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi, điều dưỡng và sử dụng thực phẩm hỗ trợ để tránh bệnh kéo dài thành mạn tính hoặc gây nên các biến chứng.
Viêm xoang mạn tính
Tùy theo mức độ của bệnh mà đưa ra phương án điều trị thích hợp như: Điều trị nội khoa hay điều trị phẫu thuật. Mổ theo phương pháp kinh điển hay là mổ nội soi v.v… Cho dù cách nào đi nữa thì mục đích điều trị vẫn là phục hồi sự lưu thông khí và phục hồi sự dẫn lưu dịch ở mũi – xoang, làm cho niêm mạc bị bệnh trở lại trạng thái bình thường.
Quan điểm hiện nay là cố gắng bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và duy trì chức năng sinh lý bình thường của mũi xoang. Nếu niêm mạc mũi – xoang chưa thoái hóa nhiều, lỗ thông xoang chưa bị bít tắc thì điều trị nội khoa bằng kháng sinh, kháng viêm, co mạch tại chỗ, rửa bằng nước muối sinh lí…sẽ mang lại kết quả tốt. Viêm xoang hàm tích mủ nhiều, có thể thông rửa xoang hàm rồi đưa thuốc kháng sinh vào.
Khi điều trị bằng thuốc dài ngày và nhiều đợt vẫn không có hiệu quả thì có thể đặt vấn đề can thiệp phẫu thuật. Hiện nay kĩ thuật nội soi mũi xoang ngày càng tiến bộ, giúp ích rất nhiều cho sự chăm sóc và điều trị viêm xoang.
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang cấp và mạn tính
12 biện pháp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng bệnh viêm xoang:
- Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy, giảm bớt tình trạng đau, ngạt mũi. Bệnh nhân có thể chườm khăn ấm nhiều lần trong ngày, xông mũi 1-2 lần/ngày.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế tiếp xúc môi trời khói bụi, lạnh, có khói thuốc lá hoặc mùi hóa chất mạnh, nơi nhiệt độ chênh lệch.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc nơi bụi bặm.
- Sử dụng máy tạo ẩm để giữ ẩm trong không khí.
- Để loại bỏ màng nhầy có thể xịt rửa mũi bằng nước muối nhiều lần trong ngày.
- Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi ngủ nên gối cao đầu giúp giảm tụ dịch nhầy và hít thở dễ hơn.
- Trong trường hợp viêm xoang nặng cần tiến hành phẫu thuật để tránh biến chứng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ. Khi nghỉ ngơi, cơ thể sản sinh các bạch cầu để chống lại vi khuẩn và virus. Ngoài ra nghỉ ngơi giúp giảm áp lực xoang, tăng thời gian hồi phục.
- Áp dụng các bài tập thở sâu, thiền, yoga để thư giãn và giảm đau.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, trời mưa, phòng ngừa cảm cúm chuyển thành viêm mũi xoang.
Sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị
Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo là có thể điều trị dứt điểm được bệnh viêm xoang. Khiến cho người bệnh bị lầm tưởng rằng có thể sử dụng sản phẩm này để điều trị dứt điểm và không tái phát lại bệnh.
Thực chất, Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Sinuplus – Hỗ trợ điều trị viêm xoang) chỉ có vai trò hỗ trợ cùng với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nội, ngoại khoa cho bệnh Viêm xoang. Và không có tác dụng thay thế thuốc để điều trị.
Dược SVN xin phép được gửi tới Quý bạn đọc và Quý khách hàng thông tin tham khảo về sản phẩm hỗ trợ Sinu Plus – Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
II. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sinus Plus – Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Sinu Plus là viên uống thảo dược được nghiên cứu và hoàn thiện từ bài thuốc bí truyền của dân gian. Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ thảo dược quý từ thiên nhiên như: Xuyên tâm liên, Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc hương. Có công dụng: Giúp thông mũi, thông xoang, làm giảm hết các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, đau nhức, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi. Đồng thời Sinu Plus hỗ trợ điều trị viêm xoang mãn tính, ngăn ngừa tái phát.
1. Thành phần của Sinu Plus
Các thành phần trong 1 viên sản phẩm Sinu Plus bao gồm:
- Kinh giới tuệ: 900mg
- Kim ngân hoa: 800mg
- Ké đầu ngựa: 800mg
- Hoắc hương: 600mg
- Tạo giác thích: 600mg
- Xuyên tâm liên: 500mg
- Mật lợn: 500mg
- Cát cánh: 200mg
- Bạch chỉ: 200mg
- Địa liền: 200mg
- Bromelain: 30mg
- Bột tỏi đen: 30mg
2. Tác dụng
Kinh giới tuệ: Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ Kinh giới tuệ có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ cũng như trên toàn cơ thể, thông qua cơ chế ức chế và giảm mẫn cảm của tế bào trung gian gây các phản ứng viêm và dị ứng. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác dụng của Kinh giới tuệ với bệnh viêm xoang, đưa ra giải pháp mới, kỷ nguyên mới cho người mắc chứng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Kim ngân hoa: Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh Kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn. Ngoài ra Kim ngân hoa còn có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
Vì vậy, Kim ngân hoa có tác dụng rất tốt trong các bệnh viêm xoang cấp và mạn tính; cảm cúm; viêm họng, đau họng, quai bị;.mụn nhọn, mẩn ngứa, dị ứng;
Ké đầu ngựa: Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế. Tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát trùng. Trị đau đầu, tắc ngạt mũi, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết; viêm mũi họng;
Hoắc hương: Theo các nghiên cứu. Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng, giúp ức chế những vi khuẩn mạnh, do đó có hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng, chữa viêm xoang.
Tạo giác thích: Đây là 1 loại dược liệu quý, đặc tính của vị dược liệu này là tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Khi dùng để chữa bệnh xoang, Tạo giác thích giúp tiêu mủ, diệt khuẩn, giảm phù nề niêm mạc khiến xoang được thông thoáng, chống viêm nhiễm.
Xuyên tâm liên: Một dược liệu được bàn luận rất nhiều trong thời gian gần đây và được đồn đoán là có thể điều trị được Covid-19. Xuyên tâm liên có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư…) được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, viêm nhiễm, ung thư, đái tháo đường, viêm xoang, …
Mật lợn: Các thầy thuốc Đông Y đã kết hợp mật lợn với dược liệu hoắc hương để làm ra bài thuốc chữa xoang “Hoắc đởm hoàn”. Đây là bài thuốc cổ phương độc đáo tác động lên cơ thể bệnh nhân viêm mũi xoang theo cơ chế “Ôn bổ tỳ vị”, đồng thời giúp kháng khuẩn, chống nấm, thông sạch mủ trong hốc xoang ra ngoài.
Cát cánh: Đông y đã ghi nhận tác dụng của Cát cánh trong việc ôn hóa hàn đàm, lợi yết và khai thông phế khí, do đó dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa sưng đau họng, viêm amidan, khàn tiếng, ho nhiều có đờm…
Bạch chỉ: Trong đông y bạch chỉ được coi là vị thuốc có vị hơi cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng, có tác dụng: Phát biểu ứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, kháng khuẩn lao, kháng viêm, điều trị viêm xoang, viêm mũi.
Địa liền: Địa liền có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, thường sử dụng kết hợp trong một số loại thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi.
Tỏi đen: Sở dĩ nói tỏi đen có tác dụng rất tốt với bệnh viêm xoang là do trong tỏi đen có chứa Allicin, một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh,có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn gây viêm xoang như Streptococcus và Haemophilus.
Bromelain: Bromelain là một loại enzyme có trong trái dứa. Bromelain được sử dụng để giảm sưng (viêm), đặc biệt là cho mũi và xoang sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
3. Công dụng của Sinu Plus
- Giảm hiện tượng phù nề mũi và tình trạng viêm ở các xoang
- Cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, đau nhức mũi và hốc mắt
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý về đường hô hấp trên
- Dùng cho người bệnh sau các phẫu thuật mũi xoang và thẩm mỹ
4. Đối tượng sử dụng của Sinu Plus
Người bệnh bị viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng có các biểu hiện sau:
- Cảm lạnh, cảm cúm
- Đau nhức vùng trán, vùng mặt, hoặc đau ê ẩm vùng đầu.
- Ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi có dịch loãng hoặc mủ màu vàng, xanh.
- Ho từng cơn do ngạt mũi và ho đờm có máu.
5. Hướng dẫn sử dụng Sinu Plus
- Dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Uống 01 viên/ lần x 02 lần/ ngày
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 01 viên/ lần x 03 lần/ ngày
- Đối với trẻ nhỏ, tháo vỏ nang, lấy phần bột hòa vào nước hoặc trộn vào thức ăn khi sử dụng.
- Uống sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Khi dùng nên uống nhiều nước ấm, khoảng 2-3 lít/ngày
- Nên sử dụng liên tục từ 2-3 hộp để đạt hiệu quả cao.
- Trong khi dùng Sinu Plus tránh sử dụng các chất kích thích như: Rượu, cafe, thuốc lá, tránh ăn các chất cay, nhiều mỡ.
6. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm
– Sản phẩm chỉ sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi
– Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng
– Sử dụng sản phẩm trong vòng 30 ngày kể từ khi mở nắp
7. Tư vấn hỗ trợ sản phẩm
Công ty Cổ phần Dược và Vật tư y tế SVN
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.