1. MCT (Medium-chain triglycerides) là gì?
MCT là acid béo chuỗi carbon trung bình trở thành nguồn cung cấp calo và axit béo thiết yếu cho các tình trạng y tế khác nhau liên quan đến suy dinh dưỡng và kém hấp thu. Nguồn thực phẩm phong phú để chiết xuất MCT thương mại bao gồm dầu hạt cọ và dầu dừa.
Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy MCT hấp thu nhanh có hiệu quả về tạo năng lượng tốt hơn so với chất béo chuỗi dài, nhưng lại không bằng nhóm bột đường.
2. MCT hoạt động như thế nào?
Trong quá trình hoạt động hàng ngày, carbohydrate và chất béo đóng vai trò là hai nguồn cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và trí óc của con người. Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate góp phần làm tăng cân và mắc bệnh tiểu đường. Trong khi, tiêu thụ quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống (LCTs), mặc dù cung cấp nhiều năng lượng hơn so với carbohydrate, nhưng lại góp phần làm tăng cân và mắc bệnh tim.
MCT, có chức năng tương tự như carbohydrate, được gan xử lý dễ dàng hơn. Và mặc dù, cung cấp ít calo hơn so với chất béo trong chế độ ăn uống, nhưng nhìn chung được chế biến kỹ lưỡng hơn, cho phép tổng lượng calo và cholesterol thấp hơn.
Giải thích ảnh: Các chuỗi LCT dài đòi hỏi nhiều axit mật và nhiều bước tiêu hóa để được chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ hơn. LCT khó được hấp thu vào máu hơn. LCTs được hấp thụ bởi các tế bào chất béo và được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Ngược lại, chất béo trung tính chuỗi trung bình hòa tan trong nước hơn và có thể đi vào máu nhanh hơn do độ dài ngắn hơn. Khi đã vào máu, chúng được vận chuyển trực tiếp vào gan. Vì vậy, MCT là một nguồn năng lượng có sẵn ngay lập tức, và chỉ một tỷ lệ nhỏ chuyển đổi thành chất béo trong cơ thể.
3. MCT mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Đối với người lớn
Như các loại chất béo khác, MCT là nguồn cung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhờ dễ dàng hấp thu nên MCT cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các loại chất béo khác.
Đối với MCT, tuy vẫn được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ nhưng rất ít. MCT không tích lũy ở gan, hạn chế được tình trạng tích lũy mỡ dưới da, gây béo phì. Ngoài ra, MCT có lợi cho việc cân bằng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. MCT có tác động tích cực đến các triệu chứng tiêu hóa, tiêu hao năng lượng và tăng cường khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm chúng ta ăn.
Đối với trẻ em
MCT cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính nhanh hấp thu của mình, MCT rất có lợi đối với trẻ biếng ăn, trẻ bị tình trạng giảm hấp thu chất béo, chậm tiêu hóa, trẻ mắc bệnh tá tràng…
Thêm vào đó, MCT còn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
MCT cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ.
Trong dầu dừa có đến hơn 60% MCT, đây được xem là thực phẩm tiêu biểu giàu MCT. Ngoài dầu dừa, MCT còn có nhiều trong dầu hạt cọ, sữa dê và các sản phẩm từ sữa.
Sữa bột là thực phẩm giúp cơ thể bổ sung đầy đủ lượng MCT cần thiết. Đặc biệt, hàm lượng MCT được cung cấp nhiều hơn trong các loại sữa dành riêng cho người gầy, trẻ cần tăng cân.
Nguồn thực phẩm bổ sung MCT
4. Cần lưu ý gì để bổ sung MCT đạt hiệu quả cao?
-
Một số thông tin cho rằng, dùng chất béo MCT sẽ không gây béo phì, thực tế không phải vậy. Do MCT ít tích lũy mỡ thừa hơn các chất béo khác, nên nếu không kết hợp việc ăn uống và tập thể dục, cơ thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
-
Khi dùng dầu dừa để bổ sung MCT, cần lưu ý không nên quá lạm dụng. Dùng quá nhiều dầu dừa sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
-
Sữa mẹ chứa rất ít MCT, không cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ sử dụng thêm sữa bột công thức để cung cấp đầy đủ MCT và các chất béo cần thiết khác cho trẻ.
MCT là chất béo có lợi và được khuyến khích nên bổ sung cho cơ thể. MCT cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt dễ hấp thu với hệ tiêu hóa còn non nớt của các bé.