Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có gần 7.900 trường hợp F0 nặng; Bộ Y tế yêu cầu bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm; Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine của Việt Nam/dân số xếp thứ 4 khu vực

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.493.237 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.143 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.487.788 ca, trong đó có 1.061.644 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (491.610), Bình Dương (288.554), Đồng Nai (93.854), Tây Ninh (61.192), Long An (39.466).

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có gần 7.900 trường hợp F0 nặng; Bộ Y tế yêu cầ bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có gần 7.900 trường hợp F0 nặng; Bộ Y tế yêu cầ bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.064.461 ca

– Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.852 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.402 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.271 ca; Thở máy không xâm lấn: 193 ca; Thở máy xâm lấn: 967 ca; ECMO: 19 ca

– Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 239 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.857 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.355.550 mẫu cho 71.914.717 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 135.736.968 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.215.180 liều, tiêm mũi 2 là 59.423.563 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.098.225 liều.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 664.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.000 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 273 triệu ca, trong đó trên 5,35 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 115.000 ca), Anh (88.376 ca) và Pháp (60.866 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.133 ca), Mỹ (807 ca) và Ba Lan (592 ca).

Xét cả về ca mắc hàng ngày và tổng ca mắc từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới. Tới nay, Mỹ đã ghi nhận trên 51,3 triệu ca mắc và trên 824.000 ca tử vong. Đứng thứ hai về tổng ca mắc từ đầu đại dịch là Ấn Độ với 34,7 triệu ca mắc và 476.000 ca tử vong.

Bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm

Bộ Y tế cho biết, từ đầu tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, tốc độ tiêm chủng tại các địa phương tăng đáng kể (trung bình 1 ngày tiêm được từ 1-1,5 triệu liều vaccine và tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam trong tháng 11/2021 đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ).

Về độ bao phủ vaccine, Bộ Y tế cho biết đến 14/12/2021, độ bao phủ đã tăng đáng kể (tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên là 96,8% tăng 3,9 lần so với tỷ lệ đến hết tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên là 80,3% tăng 21,1 lần so với tỷ lệ đến hết tháng 8/2021.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine của Việt Nam/dân số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore và Campuchia, Brunei).

Liên quan đến công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế cho hay, hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ như nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đẩy đủ.

Vì vậy việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ tử vong là rất cấp thiết và để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống địch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả địch vừa phục hồi phát triển kinh tế;

Nguồn: Sức khỏe và Đời Sống

bài viết liên quan

sản phẩm của doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *