Trong sữa mẹ có những thành phần dinh dưỡng gì ? Sữa mẹ liệu có đủ chất không? Chất lượng sữa mẹ có tốt không ? … Là những câu hỏi mà hầu hết các bà mẹ đều không biết trả lời như nào mỗi khi được hỏi. Liệu rằng giữa sữa mẹ và sữa bò sữa nào tốt hơn.

Để giải đáp những thắc mắc cũng như những câu hỏi đặt trên,các mẹ có thể tham khảo bài viết về các thành phần có trong sữa mẹ và chất lượng sữa mẹ dưới đây.

1. Những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ và được chế tạo như nào ?

Sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi, trong sữa mẹ có hàng ngàn các chất dinh dưỡng.

Theo như các nhà khoa học nghiên cứu thì nó có tới khoảng 200 chất. Trong đó ngoài các thành phần chính mà trong sữa hộp luôn cố gắng đạt được. Thì còn rất nhiều các thành phần khác của sữa mẹ vẫn chưa được nghiên cứu hết.

Thế nhưng , theo đặc tính của giống loài thì sữa loài nào là tối ưu dành cho loài đó. Từ đó, tất cả các thành phần của sữa mẹ đều rất tốt cho con . Vì vậy, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không có sữa công thức nào làm được.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ

Sữa mẹ được chế tạo theo “công thức định sẵn”.

Thành phần gần đúng của sữa mẹ là 87% nước, 7% lactose, 4% chất béo và 1% protein.

Trung bình mỗi lít sữa già (matured milk) chứa khoảng 700 kcal, 890mL nước, 74 g chất bột đường, 42g chất béo, và 13g chất đạm. Tuy các thành phần chất có thể thay đổi linh hoạt nhưng luôn trong một ngưỡng tối ưu nhất định, tính trên 24 giờ. Vì sữa mẹ thay đổi trong mỗi cữ và các cữ không giống y nhau.

Một số thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ chủ yếu được sản xuất ngay tại chỗ. Trong “nang sữa” (lactocyte) của tuyến vú từ các phân tử hữu cơ vi sinh có trong cơ thể mẹ. Không phụ thuộc vào các chế độ dinh dưỡng mẹ nạp năng lượng hàng ngày.

Một số thành phần dinh dưỡng khác có trong sữa mẹ dược truyền trực tiếp từ huyết thanh của mẹ vào thời điểm tạo sữa. Có nghĩa là nó sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày/ từng bữa ăn của mẹ thu nạp vào.

Link liên kết: DRAMIL PEDIA – Đặc trị cho trẻ biếng ăn trên 1 tuổi

2. Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

CHẤT ĐẠM (Protein):

Chất đạm hay còn gọi là protein
Chất đạm hay còn gọi là protein

Chất đạm cung cấp amino-acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương. Tạo kháng thể, làm dung môi cho hocmon, tạo các men cần thiết. Gồm WHEY protein và CASIEN protein.

WHEY protein:

Chiếm 60%, nhiều gấp 5 lần hàm lượng trong sữa công thức. Bên cạnh chức năng dinh dưỡng cho bé, whey protein có chức năng bảo vệ (a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immoglobulin…). Đào thải các chất dư thừa,cạn bã, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Whey protein sữa mẹ ở dạng lỏng, giúp trẻ tiêu hoá. Và hấp thụ dễ dàng trong ruột giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể…

CASIEN protein:

Chiếm 40% trong sữa, có chức năng chính là đạm dinh dưỡng. Kết tủa trong ruột dạng mềm như đậu phụ (tàu hủ) dễ tiêu hoá hấp thụ. Do đó phân thải ra mềm, nhẹ không gây táo bón cho bé. Trong khi đó CASIEN protein trong sữa công thức có hàm lượng lớn kết tủa trong ruột dai. Và khó tiêu dạng cao su, khiến phân thải cứng dễ gây táo bón cho trẻ.

Link liên kết: Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu, tăng cường chất lượng sữa.

KHÁNG THỂ (thụ động):

Kháng thể
Kháng thể

Một số kháng thể (protein) được truyền từ huyết thanh của mẹ theo thể trạng hàng ngày của mẹ vào sữa mẹ cho bé. Ngay khi mẹ tiêp xúc 1 loại vi khuẩn và kháng thể đối với loại khuẩn đó sẽ được tạo ra truyền vào sữa mẹ. Giúp bé có sẵn khả năng chống khuẩn, để bé được bảo vệ một cách tối ưu và toàn diện.

CÁC HỢP CHẤT NPN (NON-PROTEIN NITROGEN):

Có hơn 200 loại hợp chất NPN trong sữa mẹ: taurine, carnitine, amino-sugar, nucleic acid,… giúp bé phát triển trí não, võng mạc, gan. Ngoài ra, NPN còn làm dung môi cho các vi khuẩn có ích, giúp cơ thể điều tiết đối ứng để sử dụng năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ mỗi khi cần thiết.

CHẤT BỘT ĐƯỜNG (CARBOHYDRATE)

Chất bột đường Carbohydrat.
Chất bột đường Carbohydrat.

DISACCHARIDE LACTOSE còn gọi là đường lactose, là thành phần chính trong sữa mẹ, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng,phát triển của bé.

Lactose là thành phần ổn định nhất có trong sữa già, không phụ thuộc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. Hàm lượng lactose trong sữa mẹ là cao nhất trong tất cả các loài nuôi con bằng sữa mẹ, phù hợp với đặc điểm của loài người là não bộ tiếp tục phát triển đáng kể trong 2 năm đầu đời của bé.

Lượng sữa non đầu tiên được tạo sẵn trong tuyến vú từ khoản giữa thai kỳ có hàm lượng lactose 23g/L vừa là thức ăn đầu tiên của bé, vừa giúp “hút nước” vào tuyến vú để kích thích quá trình tạo sữa trong các nan sữa ngay sau khi sinh.

CHẤT BÉO (LIPID)

Chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng hàng ngày cho bé. Mặc dù số lượng acid-béo và tổng năng lượng không đổi, chất béo thay đổi trong cữ bú tỉ lệ nghịch với độ trống của tuyến vú. Có nghĩa đầu cữ sữa ít béohơn so với thời điểm cuối cữ. Tuyến vú được bú cạn thường xuyên hơn, sữa sẽ béo hơn.

Chất béo trong sữa mẹ
Chất béo trong sữa mẹ

Chất béo trong sữa mẹ

Chất béo trong sữa mẹ chủ yếu là TRIGlYCERIDE, và các acid-béo dài và trung, AA và DHA là những acid béo dài có dồi dào trong sữa mẹ, giúp sự phát triển võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn nhiễm của bé hoàn thiện hơn.

Một thành phần béo hữu ích có trong sữa mẹ đó là CHOLESTEROL, 100mg/L – 150mg/L vừa đủ nhu cầu tạo ra vỏ tế bào và cần thiết cho việc tăng trưởng não của trẻ nhỏ. Do được cung cấp đầy đủ các nhu cầu, nên cơ thể bé sử dụng trực tiếp lượng cholesterol này mà không cần tự tạo, hay dự trữ.

PHOSPHOLIPIDS cũng là một thành phần chất béo trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển võng mạc, hệ thần kinh trung ương và bộ não.

MHO: là một loại axit béo ngắn có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của bé, giống như tác dụng của chất xơ (trong sữa mẹ không có chất xơ). Do đó, bé bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù bé đi nhiều lần 1 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mềm, vàng không bị vón cục.

Chất béo còn là dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng.

CAN-XI (Calcium)

Trong khi hầu hết các vitamin và khoáng chất có hàm lượng rất nhỏ (vi lượng) trong sữa mẹ và phụ thuộc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, Canxi là khoáng chất có hàm lượng lớn (250mg/L – 300mg/L) trong sữa mẹ không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nồng độ canxi trong máu của mẹ.

Canxi trong sữa mẹ
Canxi trong sữa mẹ

Canxi được chú ý nhiều nhất, do thể hiện rõ nhất trong sự phát triển của trẻ nhỏ qua chiều cao và cân nặng. Canxi (Phospho và Magnesium) giúp phát triển xương, chức năng cơ, chức năng tim. Canxi trong sữa mẹ có đặc tính sinh học dễ hấp thụ nhất cho bé. Hầu hết canxi trong sữa mẹ bé có thể hấp thụ được hoàn toàn khiến bé cứng cáp khoẻ mạnh.

Canxi, sắt kẽm trong sữa công thức có hàm lượng cao hơn sữa mẹ, nhưng ở dạng khó hấp thụ, bị thải ra ngoài nhiều qua phân và nước tiểu, khiến hệ tiêu hoá và hệ bài tiết phải làm việc vất vả hơn.

Link liên kết: Bổ sung canxi cho mẹ và bé

CHẤT SẮT:

Cần để tạo hồng cầu. Tương tự như canxi, chất sắt có hàm lượng rất nhỏ và ổn định trong sữa mẹ, không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. Chất sắt trong sữa mẹ được lấy từ máu mẹ. Cơ thể bé hấp thụ được 50% – 70% chất sắt trong sữa mẹ, nhưng chỉ hấp thụ được 5% – 10% chất sắt trong sữa công thức. Trẻ bú sữa công thức, không hấp thụ đủ sắt có nguy cơ thiếu máu.

Sắt trong sữa mẹ
Sắt trong sữa mẹ

Một em bé bú mẹ hoàn toàn khó có thể thiếu bất kỳ một chất quan trọng nào. Loài người vẫn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi sữa công thức ra đời trong thế kỷ trước.

Bé chỉ cần một lượng chất sắt thấp hơn chuẩn bình thường để hoàn toàn mạnh khoẻ. Bổ sung sắt trực tiếp cho bé bú mẹ là một chỉ định cần phải xem xét lại, vì có thể gây nguy hiểm nếu chỉ định không chính xác và dùng lâu dài.

Bổ sung sắt có thể gây táo bón, và ngộ độc nếu như lượng sắt dư thừa. Trong các protein bảo vệ của sữa mẹ có lactoferrin và transferrin, có chức năng “vây bắt” các vi khuẩn gây bệnh cho bé để đào thải ra ngoài qua phân, hoặc nước tiểu.

Khi cơ thể bé thừa sắt, lactoferrin và transferrin thay vì bắt vi khuẩn thì sẽ đi  “bắt” các phân tử sắt thừa để thải ra ngoài, làm giảm khả năng bắt vi khuẩn cần thiết của hệ miễn nhiễm.

ĐỒNG, KẼM:

Cần cho các phản ứng hoá học trong cơ thể, kẽm cần cho men, chức năng miễn nhiễm, chữa lành vết thương, tạo protein, phân chia tế bào, tạo DNA. Kẽm trong sữa mẹ ở dạng vi sinh sẵn sàng để hấp thụ. Mẹ không cần bồi dưỡng quá đặc biệt, sữa mẹ vẫn đảm bảo có các khoáng chất này.

NƯỚC:

Nước là thành phần chủ yếu có trong sữa mẹ
Nước là thành phần chủ yếu có trong sữa mẹ

Nước chiếm khoảng 89% thành phần của sữa mẹ, khi mẹ không uống đủ nước (khoảng 12 ly x 250ml / ngày đều đặn trong 24g) lượng sữa sản xuất được sẽ ít đi (không ảnh hưởng đến chất lượng sữa).

bài viết liên quan

sản phẩm được yêu thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *