Mùa đông xuân là thời điểm bệnh cúm mùa bùng phát, đặc biệt là virus cúm A – một trong hai tác nhân gây ra bệnh cúm mùa hàng năm và có thể trở thành dịch. Tiêm vắc – xin phòng cúm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và lây lan cho những người xung quanh.

1. Có những loại virus cúm nào?

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do các chủng virus cúm gây nên. Bệnh có tính lây lan mạnh và xảy ra thường vào mùa đông xuân hàng năm.

Có 3 chủng virus cúm được ký hiệu là A, B, C. Trong đó chủng cúm A và B hay gặp ở người và là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trong thực tế.

● Cúm A có khả năng gây bệnh trên người và một số động vật khác như các loài chim, heo, ngựa…Virus cúm A là một trong hai tác nhân gây bệnh cúm mùa hàng năm và là nguyên nhân của nhiều đại dịch lớn trên thế giới.

● Cúm B gây bệnh nhẹ hơn và chỉ gây bệnh trên người. Virus cúm B cũng là nguyên nhân của bệnh cúm mùa và có xu hướng lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát hàng năm.

● Cúm C gây bệnh nhẹ và chỉ gây bệnh lẻ tẻ trên người, không gây dịch.

Cúm A là cúm mùa gây nguy hiểm mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Người ta phân loại cúm A dựa vào kháng nguyên bề mặt của chúng. Hai kháng nguyên đặc trưng quan trọng của virus cúm A là kháng nguyên Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N):

● Kháng nguyên H (Haemagglutinin) kháng nguyên ngưng kết hồng cầu giúp virus xâm nhập vào tế bào hô hấp của người bị nhiễm.

● Kháng nguyên N (Neuraminidase) là kháng nguyên có tính chất men giúp cho sự lắp ráp các thành phần của virus và phóng thích virus từ các tế bào bị nhiễm virus ra ngoài.

Chủng cúm A có tổng cộng 16 loại H và 9 loại N. Khi một trong 2 loại kháng nguyên H và N này được virus cúm chuyển đổi thì nó sẽ trở thành một loại khác (một tuýp khác). Ví dụ ở cúm H1N2: nếu thay đổi đổi kháng nguyên N2 thành N5 thì sẽ tạo thành loại mới là H1N5; nếu thay đổi kháng nguyên H1 chuyển thành H5 thì sẽ tạo ra loại mới là H5N5. Chúng ta có thể thấy là khả năng chuyển đổi các kháng nguyên H và N là rất lớn nên có rất nhiều loại cúm A. Một số loại cúm có thể kể đến với khả năng gây bệnh nguy hiểm như cúm heo H1N1, cúm gia cầm H5N1.

Vì có quá nhiều loại cúm A với tổ hợp H và N khác nhau nên vắc – xin phòng cúm A phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với loại cúm A đang hiện diện nhiều nhất. Không chỉ thay đổi theo từng năm mà các loại vắc – xin phòng cúm A ở năm trước nếu dùng không hết không thể dùng trong năm kế tiếp.

Hiện nay, bệnh cúm mùa được dự phòng bằng cách tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm. Tổ chức Y tế thế giới sẽ dựa vào hệ thống giám sát bệnh cúm trên toàn cầu để đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu gây ra dịch cúm mùa hàng năm. Đây là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm cho người bao gồm vắc – xin phòng cúm A và vắc – xin phòng cúm B.

2. Vai trò của tiêm vắc – xin phòng bệnh cúm mùa

  Tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tháng phải dùng aspirin lâu ngày có nguy cơ mắc cúm cao hơn bình thường

Tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tháng phải dùng aspirin lâu ngày có nguy cơ mắc cúm cao hơn bình thường

2.1 Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh cúm mùa

Cúm mùa là một bệnh nghiêm trọng với các triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, sổ mũi, ho khan, đau họng. Khi các triệu chứng này nặng hơn cũng là lúc cúm mùa sẽ gây ra những biến chứng đáng tiếc, thậm chí gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh cúm mùa. Dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao:

● Tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tháng phải dùng aspirin lâu ngày

● Những người từ 50 tuổi trở lên.

● Người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

● Phụ nữ sẽ có thai trong mùa cúm

● Người nghiện rượu

● Những người sinh hoạt trong các nhà dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc dài hạn.

● Những người thường tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân….

Bệnh cúm mùa rất dễ lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi… Vậy nên ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh cúm và lây lan cho những người khác.

2.2 Tiêm phòng cúm mùa là cách tự bảo vệ bản thân và gia đình hiệu quả nhất.

Cách tốt nhất để đề phòng nguy cơ mắc cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm là tiêm phòng. Khi có nhiều người cùng chích ngừa cúm, cúm ít lây lan cho những người xung quanh hơn.

Phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

Lợi ích của việc tiêm vắc – xin phòng cúm A và vắc – xin phòng cúm B hàng năm là:

● Tiêm vắc  xin phòng ngừa giúp tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm. Khả năng phòng cúm sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh đạt tới 96-97%.

● Người đã tiêm phòng nếu mắc cúm có thể giảm nhẹ hơn các triệu chứng, nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.

● Đặc biệt ở phụ nữ có thai, việc tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai có tác dụng rất lớn, giúp bảo vệ cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh bởi kháng thể “mẹ truyền cho con” có thời gian tồn tại kéo dài tới 9 đến 12 tháng.

Như vậy, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm vắc xin phòng cúm.

bài viết liên quan

sản phẩm được yêu thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *